Quy trình gieo cấy giống lúa lai mới LHD6

Xuất xứ: Việt Nam

+ Thời vụ: Vụ xuân: gieo trước lập xuân khoảng 5 -7 ngày. Có thể gieo mạ sân, mạ dược hoặc gieo vãi. Gieo vào thời vụ này thường hay gặp rét nên phải chống rét cho mạ bằng cách che phủ nilon. Cấy khi mạ được 3-4 lá và trời ấm ( nhiệt độ > 170C). Vụ mùa: Gieo từ 5/6 – 25/6 tuỳ nhu cầu gieo trồng cây vụ đông của từng địa phương. Nếu cần gieo vụ đông sớm thì nên gieo khoảng 5/6.

Giá: Liên hệ

THÔNG TIN NGƯỜI BÁN

Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa thuần

Quốc gia: Hải Dương - Việt Nam

Thành viên vàng

Người liên hệ: Nguyễn Thành Luân

ĐT: 03203714886 - Fax:

Xem gian hàng

NỘI DUNG CHI TIẾT

+ Lượng giống và cách ngâm ủ
-          Mỗi sào Bắc bộ cần khoảng 1,5 kg giống hay 42 kg/ha.
-          Ngâm hạt từ 24- 30 giờ cho hạt đủ nước, sau đó rửa sạch và trộn với 2 g Thiram 80 WP, ủ hạt trong 24h sau đó ủ hạt bình thường để diệt các mầm bệnh truyền qua hạt. Gieo mạ thưa để cho cây non dễ phát triển.
+Mật độ cấy: có thể cấy từ 40- 45 khóm/m2. Cấy nông tay, khoảng 2 dảnh/khóm.
+ Phân bón: lượng phân cụ thể cho một sào Bắc bộ như sau:
-          Phân chuồng: khoảng 500 kg
-          Phân đạm: Ure: 8- 12 kg + 10- 14 kg NPK tổng hợp (loại con ó hoặc Việt Nhật)
-          Phân lân: Nêú có lân nung chảy khoảng 25- 30 kg/sào; hoặc 15 kg super lân.
-          Phân Kali Clorua: 12- 15kg
+ Cách bón như sau:
-          Bón lót (trước khi cấy): 100% phân chuồng + 100% lân + 60% đạm + 60% kali + 100% NPK
-          Thúc đẻ nhánh: khi lúa hồi xanh bón 10% đạm và 10% kali
- Bón đón đòng: Trước khi lúa phân hoá đòng 5 ngày: 20% đạm +20% kali.
- Bón nuôi hạt: Khi lúa trỗ hoàn toàn bón 10% đạm + 10% kali. Có thể phun phân qua lá khi bộ rễ hoạt động kém trên các chân đất ngập nước thường xuyên.
Tóm lại: công thức bón Đạm và kali là: 6:1:2:1 tương ứng với lót, thúc đẻ nhánh, thúc đón đòng và thúc nuôi hạt. Đây là các lần bón rất quan trọng, không nên bỏ qua bất kỳ một lần bón nào.
+ Tưới nước:
Sau cấy nên giữ một lớp nước mỏng. Đến khi lúa đẻ đủ nhánh thì nên tháo khô ruộng. Khi cần bón phân mới đưa thêm nước vào ruộng. Khi lúa đã trỗ hoàn toàn thì nên tháo khô kiệt (chỉ để ẩm là được).
+Phòng trừ sâu bệnh: như các giống khác. Tuy nhiên, nên phun phòng bệnh lem lép hạt sau khi lúa trỗ bằng Tillsuper.
+Thu hoạch:Sau khi lúa trỗ hoàn toàn 28 ngày là có thể gặt được, không nên gặt muộn hơn vì rụng ngoài đồng và chuột phá hoại.
 
Trung tâm sẽ hướng dẫn và chuyển giao quy trình chi tiết tới khách hàng có nhu cầu.