Sản phẩm

Ketomium chế phẩm phòng trừ nấm sinh học

Ngày đăng: 28/02/2014

Mã sản phẩm: KETO

Giá tham khảo: 149.000 VNĐ

Xuất xứ: Thái Lan

Bảo hành:

Phương thức thanh toán: Tiền mặt

Giao hàng: 7 ngày sau khi đặt hàng

Khả năng cung cấp: Không hạn chế

Đóng gói: Có

Thông tin chi tiết

Công ty Sinh học Nông nghiệp Văn Giang chuyên cung cấp các sản phẩm phân bón phục vụ ngành nông nghiệp.

Chế phẩm phòng trừ nấm sinh học
Đã được đăng kí và được phép sử dụng ở Việt Nam số đăng ký: 1919/11RR thành phần: Chaetomium cupreum 1,5 x 106 CFU/ml sử dụng trong phòng trừ các bệnh gây ra do nấm ở cây trồng.

Là sản phẩm có nguồn gốc vi sinh tác dụng theo nguyên lý đối kháng sinh học gây ra bởi các chủng Chaetomium sp. Giúp phòng trừ và cải thiện khả năng miễn dịch của cây trồng trước dịch bệnh.

Ketomium có thể bảo vệ hệ thống rễ và thân cây khỏi tác hại của dịch bệnh do Phytophthora spp. Pythium, Rhizoctonia spp., Sclerotium spp. Trên nhiều cây trồng như chè, cà phê, cao su, cây có múi, chanh, sầu riêng, hồ tiêu, thuốc lá, táo, đào, nhãn, ổi, dâu tây, khoai tây… Bảo vệ trước tác hại của bệnh thán thư do Colletotrichum spp trên cây có múi, chanh, xoài, măng tây…Bảo vệ cây trước tác hại của héo do nấm Fusarium spp.trên cà chua, dưa chuột và dưa hấu… Bảo vệ cây trước tác hại của héo vi khuẩn, thối ướt và thối đen do Pseudomonas solanacearum, Erwinia carotovora.

Liều dùng: Sử dụng 20-40 cc/15 lít nước trộn với chế phẩm phân bón lá AT vi sinh dạng lỏng phun cho cây trồng và vùng rễ dưới đất. Để phòng ngừa, sử dụng 20cc/15lít, mỗi lần cách nhau 20-30 ngày. Với cây bị bệnh dùng 40cc/15 lít, mỗi lần cách nhau 7 ngày, ít nhất là 3 lần, khi cây trồng đã hồi phục sử dụng mỗi tháng 1 lần. Lượng sản phẩm sử dụng 3-5 lít/ha/năm.

Đối với cây trồng lâu năm: có thể sử dụng chế phẩm Ketomium cho các cây trồng như: Táo, đào, cây có múi (cam, bưởi, chanh..), hồ tiêu, chè, cà phê, ổi, sầu riêng ,xoài…Để kiểm soát các bệnh như: thối rễ, thối thân, nấm hồng,…gây ra bởi các loại nấm bệnh như: Phytophthora parasitica,Phytophthora palmivora, Phytophthora  cactorum, Fusarium oxysporum, Sclerotium rolfsii, Rhizoctonia solani, Colletotrichum gloeosporioides,..